Nhân
lực khoa học và công nghệ (KH&CN) có thể được hiểu theo những cách khác
nhau. Theo cuốn KH&CN Việt Nam 2003[1] và cuốn “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN”
của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD),[2] thì nhân lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một
trong những điều kiện sau đây:
Thực trạng nguồn nhân lực KHCN Việt Nam
Thực trạng nguồn nhân lực KHCN Việt Nam
Định hướng phát triển nguồn nhân lực KH&CN Việt Nam
![]() |
Khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ |
1)
Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN;
2)
Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một ngành
KH&CN nào;
3)
Chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng làm một công việc trong một lĩnh vực
KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương.
Đây
chính là khái niệm nhân lực KH&CN theo nghĩa rộng. Theo đó, có thể hiểu
nhân lực KH&CN bao gồm cả những người đã tốt nghiệp đại học nhưng không làm
việc trong lĩnh vực KH&CN. Khái niệm này dường như quá rộng để thể hiện nguồn
nhân lực hoạt động KH&CN của một quốc gia.
Do
vậy, các nước thường sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu phát triển (NCPT),
hay còn gọi là R&D (research and development), để thể hiện lực lượng lao động
KH&CN của mình.
Theo
Hướng dẫn thống kê NCPT của OECD (Cẩm nang FRASCATI), nhân lực NCPT bao gồm những
người trực tiếp tham gia vào hoạt động NCPT hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt động
NCPT. Nhân lực NCPT được chia thành 3 nhóm:
-
Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sư nghiên cứu).
Đây
là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng/đại học, thạc sĩ và tiến sĩ
hoặc không có văn bằng chính thức, song làm các công việc tương đương như nhà
nghiên cứu/nhà khoa học, tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và
quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới.
-
Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tương đương.
Nhóm
này bao gồm những người thực hiện các công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và
hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN. Họ tham gia vào NCPT bằng
việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng những khái niệm
và phương pháp vận hành dưới sự giám sát của các nhà nghiên cứu.
- Nhóm
3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp NCPT.
Bao
gồm những người có hoặc không có kỹ năng, nhân viên hành chính văn phòng tham
gia vào các dự án NCPT. Trong nhóm này bao gồm cả những người làm việc liên
quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công việc NCPT của
các tổ chức NCPT.
Quan
hệ giữa nhân lực KH&CN và nhân lực NCPT có thể được thể hiện như sau:
Nhân
lực NCPT
|
|||
Nhân lực KH&CN
|
|||
Nhân lực có trình độ đang làm việc
|
|||
Tổng số nhân lực
|
Nguồn:
Phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN, Trung tâm Thông tin KH&CN
quốc gia, Hà Nội, 2005.
Tổ
chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đưa ra khái
niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực KH&CN là: “Tổng số nhân lực có
trình độ” và “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác”.
Quan
điểm của UNESCO về hai khái niệm này là:
- “Tổng
số nhân lực có trình độ” cần phải được xem xét như một đại lượng đo, bởi qua đó
có thể biết được tổng số những người được đào tạo để có năng lực trở thành nhà
khoa học và kỹ sư, bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng lực này hay không.
Nói cách khác, đại lượng này thể hiện cho tiềm năng của một quốc gia về nhân lực
KH&CN. Tổng số nhân lực có trình độ chính là chỉ số nhân lực KH&CN.
- “Số
nhân lực có trình độ hiện đang công tác” phản ánh số lượng cán bộ thực sự đang
làm việc theo năng lực của họ (không chắc là làm trong lĩnh vực KH&CN hay
không) và đang đóng góp cho các hoạt động kinh tế của một đất nước. Số nhân lực
có trình độ hiện đang công tác chính là chỉ số nhân lực NCPT.
Trên
cơ sở này, UNESCO đã đưa ra sự phân biệt tương đối giữa các khái niệm nhân lực
trong lĩnh vực KH&CN nói chung như sau: Nhân lực trong lĩnh vực KH&CN
không đơn giản là phép tính cộng tổng đầu người, mà bên cạnh việc đếm đầu người
cần phải tính đến yếu tố khác như: Quy đổi tương đương thời gian làm việc đầy đủ
(Full-Time Equivalent, FTE) và các đặc trưng của họ.
Khuyến
nghị của OECD và UNESCO được nhiều quốc gia áp dụng. Các nước OECD như Thái
Lan, Trung Quốc và Nhật Bản… đều chú trọng vào nhân lực NCPT theo các tiêu chí
cụ thể như: Đếm đầu người (headcount), FTE.
Trong
khi đó, hệ thống số liệu nhân lực KH&CN của Việt Nam hiện nay mới chỉ là
phương thức phản ánh “tổng số nhân lực có trình độ” của một quốc gia.
Hiện
nay, các lực lượng tham gia hoạt động KH&CN nước ta gồm 5 thành phần chủ yếu
sau đây:
1.
Cán bộ nghiên cứu trong các viện, trường đại học.
2.
Cán bộ kỹ thuật, công nghệ (kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư trưởng, tổng công trình
sư) làm việc trong các doanh nghiệp.
3.
Các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu thích khoa học kỹ thuật, có sáng kiến
cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống.
4.
Cán bộ quản lý các cấp (kể cả quản lý doanh nghiệp) tham gia hoặc chỉ đạo công
việc nghiên cứu phục vụ việc hoạch định các quyết sách, quyết định quan trọng
trong thẩm quyền của mình.
5.
Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài làm việc tại
Việt Nam.
Bởi
vậy, số lượng cán bộ KH&CN làm việc trực tiếp trong lĩnh vực NCPT vẫn chiếm
một tỷ lệ hết sức khiêm tốn trong tổng số cán bộ KH&CN của nước ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét